Chân dung vợ chồng ông Johnathan Hạnh Nguyễn (Nguồn: Internet)
Nhắc đến “vua hàng hiệu” chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với vị doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG).
Theo tìm hiểu của VietTimes, IPPG hiện đang hoạt động tại 6 quốc gia gồm Việt Nam, Mỹ, Úc, Hongkong, Singapore, Philippines và trụ sở văn phòng chính đặt tại Việt Nam.
Trong đó, đóng vai trò hạt nhân trong “hệ sinh thái” của vị doanh nhân sinh năm 1951 là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP).
Công ty này được thành lập vào ngày 29/10/2002, trụ sở chính đặt tại tầng 3 tòa nhà Opera View 161 Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM, với ngành nghề kinh doanh chính là bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.
Tính đến ngày 9/8/2017, IPP có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, trong đó ông Johnathan Hạnh Nguyễn và vợ là bà Lê Hồng Thủy Tiên sở hữu 60% vốn điều lệ. Phần vốn còn lại được chia đều cho ông Nguyễn Phi Long và ông Nguyễn Quốc Khánh, mỗi người nắm giữ 20%.
Về kết quả kinh doanh, trong 4 năm trở lại đây, tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần của IPP luôn ở mức cao. Như năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của IPP đạt lần lượt 762 tỷ đồng và 605,74 tỷ đồng; cùng với đó là lợi nhuận thuần luần lượt mở mức 100,5 tỷ đồng và 110,82 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2019, doanh thu thuần của IPP chỉ đạt 357,15 tỷ đồng, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước; nhưng lợi nhuận thuần đạt gần 225 tỷ đồng, trong khi năm 2018 là 129,13 tỷ đồng.
Tuy nhiên, quy mô tài sản của IPP lại ấn tượng gấp nhiều lần doanh thu mà nó ghi nhận. Theo đó, tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của IPP đạt 5.481 tỷ đồng, tăng gần 1% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu cũng tăng nhẹ lên mức 3.733,8 tỷ đồng.
Ngoài vai trò là pháp nhân lõi trong “hệ sinh thái”, IPP cũng trực tiếp đầu tư một số dự án bất động sản như dự án khu phi thuế quan tại Phú Quốc với diện tích 101 ha, tổng chi phí thực hiện dự kiến hơn 6.830 tỷ đồng. Dự án này được giao cho IPP làm chủ đầu tư từ tháng 6/2020, thời gian thực hiện là 5 năm.
Trước đó, năm 2016, IPP từng đầu tư xây dựng dự án Nhà ga Quốc tế (T2) - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh thông qua chủ đầu tư là CTCP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh – công ty thành viên được IPP trực tiếp sở hữu 55% vốn.
Dự án này có tổng mức đầu tư 3.735 tỷ đồng với công suất thiết kế đạt 8 triệu lượt hành khách quốc tế mỗi năm, có khả năng phục vụ 4.000 lượt hành khách trong giờ cao điểm.
Từ khi dự án đi vào hoạt động (30/6/2018), doanh thu của CTCP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh bắt đầu tăng nhanh. Trước đó, năm 2016 và 2017, tuy không phát sinh doanh thu nhưng công ty này vẫn có mức lợi nhuận thuần lần lượt đạt 9,73 tỷ đồng và 2,33 tỷ đồng.
Năm 2019, doanh thu thuần của CTCP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh đạt 1.385,76 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm trước; lãi thuần ở mức 335,32 tỷ đồng, trong khi năm 2018 lãi 51,84 tỷ đồng (nửa năm sau khánh thành dự án).
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của CTCP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh đạt 3.701,9 tỷ đồng, tăng 7,5% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng từ 663,9 tỷ đồng lên 1.010,5 tỷ đồng.
Liên quan đến lĩnh vực hàng không, ngày 26/8 vừa qua, công ty thành viên được IPP sở hữu 90% vốn là Công ty TNHH Thương mại Duy Anh đã mua thành công 2,21% cổ phần của CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco). Qua đó, nâng tỷ lệ sở hữu của nhóm công ty liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn tại Sasco lên hơn 47,5%.
Loạt mô hình kinh doanh đáng nể của IPPG
Theo giới thiệu, IPPG đã phát triển “hệ sinh thái” lên tới 17 công ty thành viên và 18 công ty liên doanh liên kết. Đáng chú ý, IPPG cho biết chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước, mang về Việt Nam hơn 100 thương hiệu thời trang cao cấp & trung cấp, sở hữu hơn 1.200 cửa hàng.
Lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu, thời trang được IPPG thực hiện qua các công ty như DAFC, ACFC và CMFC. Trong đó, DAFC phân phối loạt thương hiệu cao cấp như Versace, Rolex, Bvlagri, Burberry, … Còn ACFC và CMFC phân phối sản phẩm của các thương hiệu Levi’s, Nike, Mango.
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong 4 năm trở lại đây, các công ty này luôn tăng trưởng về cả quy mô tài sản, doanh thu và lợi nhuận. Theo đó, doanh thu của các công ty này đạt cả nghìn tỷ đồng mỗi năm, qua đó đem về vài chục tỷ đồng tiền lợi nhuận.
Năm 2019, doanh thu thần của DAFC đạt 1.245,36 tỷ đồng, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận thuần tăng trưởng 61,7% lên mức 42,27 tỷ đồng.
Về quy mô tài sản, tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của DAFC đạt 1.796,8 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 273,6 tỷ đồng lên mức 353,1 tỷ đồng.
Tương tự tại ACFC, năm 2019, doanh thu thuần của DAFC đạt 1.808,6 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2016; đồng thời, lợi nhuận thuần tăng hơn 14 lần từ 10,2 tỷ đồng năm 2016 lên 145,6 tỷ đồng năm 2019.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của ACFC đạt 1.989,6 tỷ đồng, tăng 54% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng gần 2 lần lên mức 508,6 tỷ đồng.
Bên cạnh chuỗi các cửa hàng thời trang, IPPG còn đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực ẩm thực thông qua công ty IPP F&B – công ty thành viên được IPP sở hữu 89,1% vốn điều lệ. IPP F&B hiện đang cung cấp các trải nghiệm ẩm thực thông qua hình thức kinh doanh từ nhà hàng, quán cafe đến chuỗi cửa hàng kinh doanh nhượng quyền của các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng.
Theo dữ liệu của VietTimes, trong 4 năm trở lại đây, IPP F&B chỉ báo lãi duy nhất một lần vào năm 2019. Cụ thể, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của IPP F&B lần lượt đạt 302,5 tỷ đồng và 382 tỷ đồng; theo sau là lỗ thuần lần lượt ở mức 24,9 tỷ đồng và 10,5 tỷ đồng.
Năm 2019, doanh thu thuần của IPP F&B đạt 643,2 tỷ đồng, tăng 70,6% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận thuần đạt 59,1 tỷ đồng, trong khi năm 2018 lỗ thuần 13,8 tỷ đồng.
Song song đó, vốn chủ sở hữu của F&B cũng quay trở lại mức dương sau nhiều năm âm nhẹ. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của IPP F&B đạt 372,3 tỷ đồng, tăng 44,5% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng từ 0 đồng lên 72,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, IPPG còn đang đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực khác thông qua các công ty thành viên như IPP Travel Retail (dịch vụ sân bay), IPP Media (dịch vụ quảng cáo), IPP Leaf (thuốc lá), IPP Spirits (rượu thượng hạng), IPP Tech (công nghệ thông tin),...
Tác giả: Huy Bình
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy