Tin liên quan
Ngày 23/12 tại Washington DC, Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản vay và tín dụng tổng trị giá 450 triệu USD cho Việt Nam để thực hiện Dự án Vệ sinh Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn 2. Dự án này sẽ xử lý nước thải, cải thiện môi trường, hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực quản lý nước thải và tăng cường nhận thức cộng đồng về lợi ích của việc cải thiện vệ sinh môi trường.
Tổng chi phí của dự án là 495 triệu USD, trong đó 250 triệu USD được hỗ trợ qua khoản vay từ Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) và khoản tín dụng 200 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA). TP.HCM sẽ cung cấp 45 triệu USD từ ngân sách thành phố cho dự án này.
“Dự án sẽ thúc đẩy các hoạt động vệ sinh môi trường tốt hơn và hỗ trợ quá trình phát triển đô thị của TP.HCM thông qua tăng cường quản lý nước thải. Cũng trong khuôn khổ dự án, một Trung tâm học tập môi trường sẽ ra đời để nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề liên uan tới vệ sinh và môi trường, mang lại lợi ích cho người dân TP.HCM” - Chuyên gia trưởng kiêm Chủ nhiệm dự án Sudipto Sarkar phát biểu.
Dự án sẽ mang lại nguồn kinh phí để xây dựng nhà máy xử lý nước từ kênh Nhiêu Lộ - Thị Nghè
Theo đánh giá, dự án sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 1,1 triệu người trong thành phố và bao gồm một nhà máy xử lý nước thải sẽ xử lý nước từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và từ nhiều khu vực tại Quận 2. Nhà máy sẽ xử lý nước thải chưa qua xử lý hiện đang được thải ra sông Sài Gòn. Dự án cũng sẽ lắp đặt cống ở nhiều khu vực tại Quận 2 và hỗ trợ xây dựng ống nối từ các hộ gia đình tới hệ thống cấp thoát nước của thành phố. Hơn nữa, dự án sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để cait thiện các hoạt động vệ sinh môi trường và quản lý nước thải tại thành phố.
Đánh giá về sự hợp tác trên, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa nhận định: “Ngân hàng Thế giới có mối quan hệ lâu dài và chiến lược với TP HCM. Thông qua dự án mới này, thành phố sẽ có thể giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường với chi phí thấp hơn, tạo nên một thành phố sạch và có sức cạnh tranh. Cải thiện công tác vệ sinh môi trường thành phố mang đến lợi ích cho tất cả người dân, đặc biệt là người dân nghèo. Dự án này sẽ đảm bảo rằng người dân nghèo trong khu vực dự án được hưởng lợi qua việc kết nối hệ thống cấp thoát nước của gia đình với hệ thống cấp thoát nước thành phố.”
Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) đang phát triển thành một một thành phố lớn của khu vực Đông Nam Á và là một trung tâm kinh tế của Việt Nam, đóng góp 20% vào tổng GDP của đất nước. Để duy trì vị trí cạnh tranh và cung cấp dịch vụ chất lượng đến người dân, TP HCM có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cấp thoát nước nhằm tăng cường cung cấp nước sạch cho dân số ngày càng tăng của thành phố, bảo vệ thành phố khỏi ngập lụt, và cải thiện môi trường cũng như giảm các nguy cơ về sức khỏe bằng thông qua thu gom và xử lý nước thải.
N.G
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy