Dòng sự kiện:
Tin nóng 24h ngày 11/5 : Thương vụ “vô tiền” của Vietcombank: 215 tỷ và hơn thế nữa…
11/05/2015 15:39:24
ANTT.VN - Thương vụ “vô tiền” của Vietcombank: 215 tỷ và hơn thế nữa…, Thủ tướng Angela Merkel và áp lực “từ bỏ” Hy Lạp, Trung Quốc hạ tiếp lãi suất đồng Nhân dân tệ là những tin tức nóng nhất trong 24h qua (11/5)

Tin liên quan

Tin nóng 24h

Thương vụ “vô tiền” của Vietcombank: 215 tỷ và hơn thế nữa…

Với việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng thêm 1% và giao kết đầu tư 1 tỷ USD Trái phiếu Chính phủ với Bộ Tài chính đã được thực hiện trước đó không lâu, Vietcombank (HSX: VCB) nghiễm nhiên “thắng đậm” 215 tỷ đồng doanh thu tài chính, nhưng đó mới chỉ là một cái “lợi” dễ thấy trong nhiều cái “lợi” khó thấy hơn mà VCB đã gặt hái sau thương vụ.

Giá trị quy đổi sang VND các nguồn huy động bằng USD trong các ngân hàng dẫn đầu cuối năm 2014. (Đơn vị: Tỷ VND)

Giá trị quy đổi sang VND các nguồn huy động bằng USD trong các ngân hàng dẫn đầu cuối năm 2014. (Đơn vị: Tỷ VND)

Thứ Ba, ngày 05/05/2015, báo chí đồng loạt loan tin Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đầu tư 1 tỷ USD Trái phiếu Chính phủ (TPCP) với lãi suất quanh mức 4,8%/năm và kỳ hạn 5 – 10 năm – một giao dịch chưa có tiền lệ trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam về cả quy mô và hình thức vốn, bởi, đây là lần đầu tiên Chính phủ phát hành riêng lẻ trái phiếu bằng ngoại tệ cho một nhà băng nội địa và khối lượng lại đặc biệt lớn đến vậy.

Chưa xét đến mục đích sử dụng (chưa có thông tin chính thức từ phía Chính phủ xem lượng vốn huy động trong thương vụ trên được dùng vào việc gì), việc Bộ Tài chính huy động một lượng USD lớn từ một tổ chức trong nước, tất nhiên sẽ làm dấy lên những e ngại về nguồn cung USD trên thị trường. Yếu tố cộng hưởng này vô hình chung làm cho câu chuyện tỷ giá vốn đã nóng lại càng thêm nóng. (Xem tin chi tiết...)

Để sắt rơi giữa đường, nhà thầu Posco bị đình chỉ thi công

Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã tạm dừng thi công nhà ga số 4 do nhà thầu Posco thi công để xảy ra sự cố rơi thanh dầm xuống đường chiều 10/5.

Thanh dầm tuột cáp rơi ngang đường Hồ Tùng Mậu

Thanh dầm tuột cáp rơi ngang đường Hồ Tùng Mậu

Ông Hoàng cũng nói rõ, sự cố không gây thiệt hại về người và phương tiện tham gia giao thông, tuy nhiên để rút kinh nghiệm, Ban QLDA Đường sắt đô thị Hà Nội sẽ làm việc với các đơn vị liên quan để kiểm điểm trách nhiệm nhà thầu.

Trong khi đó, ông Nghiêm Xuân Đức, Trưởng phòng an toàn nhà thầu Posco cho biết, nguyên nhân sự cố rơi thanh dầm do công nhân làm nhiệm vụ móc nối cáp không tuân thủ quy trình.

Sau khi làm nhiệm vụ nối thanh dầm vào đầu máy ép cọc cừ, hai công nhân này đã không kiểm tra lại. Máy ép tiếp nhận, nâng cọc lên cao để ép thì tuột cáp, 1/3 thanh dầm rơi xuống đường, phần còn lại đè lên rào tôn. Theo ông Đức, sau khi xảy ra sự cố, đơn vị kiểm tra phát hiện thanh dầm rơi đã bị rạn, nứt tại vị trí móc nối với cáp trước đó. (Xem tin chi tiết...)

Bầu Kiên, Hà Văn Thắm: Sóng ngầm giữa hai bờ đại án ngân hàng

Khi các đại án dần qua đi nghĩa là chu kỳ phát triển mới của ngân hàng và mở rộng ra của cả nền kinh tế đang đến.

Trong vụ án bầu Kiên bộc lộ nhiều quy định pháp lý chưa theo kịp thực tế - Ảnh:Bùi Trang

Trong vụ án bầu Kiên bộc lộ nhiều quy định pháp lý chưa theo kịp thực tế - Ảnh:Bùi Trang

Khi nào thì nền kinh tế đang khủng hoảng, khi nào nền kinh tế bắt đầu phục hồi? Có lẽ các chuyên gia kinh tế sẽ đưa ra nhiều lý thuyết, nhiều chỉ số và nhiều phân tích cho thấy sự biến động lên xuống của chỉ số này kèm theo sự tăng giảm của chỉ số kia chứng minh cho thấy xu hướng vận động kinh tế ra sao.

Nhưng dữ liệu nào có tính khái quát nhất? Có thể là tốc độ tăng trưởng GDP, nhưng điều này có đúng không? Câu trả lời là không, bởi ngay tại nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, mặc dù GDP đã phục hồi từ rất lâu sau cú sốc khủng khoảng kinh tế 2008, nhưng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn “lần chần” tăng lãi suất bởi chỉ báo việc làm và nhiều chỉ số khác chưa tiến triển như kỳ vọng. (Xem tin chi tiết...)

Trung Quốc hạ tiếp lãi suất đồng Nhân dân tệ

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vừa thông báo, kể từ ngày 11/5, ngân hàng này sẽ điều chỉnh giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất cơ bản đối với các khoản tiền gửi và cho vay bằng đồng nhân dân tệ của các tổ chức tài chính nước này.

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh. (Nguồn: wantchinatimes.com)

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh. (Nguồn: wantchinatimes.com)

Lãi suất cho vay kỳ hạn một năm của các tổ chức tài chính giảm xuống 5,1%, trong khi lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn giảm xuống còn 2,25%.

Thống đốc Chu Tiểu Xuyên cho rằng nguyên nhân hạ lãi suất là do bước điều chỉnh kết cấu kinh tế trong nước đang được đẩy nhanh, biến động nhu cầu bên ngoài tương đối lớn và kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với áp lực đi xuống.

Trong khi đó, giới phân tích cho rằng chỉ số lạm phát giá tiêu dùng vẫn thấp, hoạt động xuất khẩu suy yếu và lãi suất thực tế vẫn cao hơn so với mức trung bình trong lịch sử, đã tạo không gian cho PBoC tiếp tục sử dụng một cách thích hợp công cụ lãi suất. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ ở mức 7,4% năm 2014, thấp nhất trong 24 năm qua. (Xem tin chi tiết...)

Thủ tướng Angela Merkel và áp lực “từ bỏ” Hy Lạp

Thủ tướng Đức Angela Merkel đang chịu sức ép ngày càng lớn từ trong chính hàng ngũ khối chính đảng của mình để “từ bỏ” Hy Lạp vì lợi ích của đồng euro.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Thủ tướng Đức Angela Merkel

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Thủ tướng Đức Angela Merkel

Thủ tướng Đức Angela Merkel đang chịu sức ép ngày càng lớn từ trong chính hàng ngũ khối chính đảng của mình để “từ bỏ” Hy Lạp vì lợi ích của đồng euro.

Các thành viên đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của bà Merkel đã đặt dấu hỏi lớn lên quan điểm quyết “cứu” quốc gia “nợ nần chồng chất” Hy Lạp ở lại khối đồng tiền chung 19 quốc gia này. Ngay cả một số quan chức trong Bộ Tài chính cũng đang nghiêng về phía ý kiến cho rằng sẽ là tốt hơn cho khu vực đồng euro nếu không Hy Lạp.

"Đồng euro sẽ được tăng cường nếu Hy Lạp ra đi", Alexander Radwan, một nhà lập pháp thuộc phía bà Merkel, người đã ủng hộ việc gia hạn gói cứu trợ cho Hy Lạp thêm 4 tháng hồi tháng Hai vừa qua cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Các quốc gia khác sau đó có thể xích lại gần hơn với nhau và đưa ra, áp dụng được các quy tắc chặt chẽ hơn." (Xem tin chi tiêt...)

Bảo Minh (Th)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến